Chữa tủy răng sữa
 

Chữa tủy răng sữa

Nên chữa tủy răng sữa cho trẻ em như thế nào?

Viêm tủy răng sữa không phải là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Bởi răng miệng của trẻ rất dễ bị các vi khuẩn tấn công, dẫn đến tình trạng viêm, sâu, và có thể gây hại cho tủy. Vậy cần làm gì để chữa tủy răng sữa cho bé? Các bậc cha mẹ hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Viêm tủy răng sữa là gì?

Viêm tủy răng sữa là bệnh lý xảy ra ở trẻ nhỏ khi xuất hiện vấn đề viêm của mô tủy răng sữa, làm tăng áp lực nội tủy chèn ép thần kinh và gây đau. Viêm tủy răng sữa thường xuất phát từ những nguyên nhân như sâu răng, chấn thương răng.

Sâu răng ở răng sữa thậm chí tiến triển với tốc độ nhanh hơn ở răng vĩnh viễn. Dấu hiệu viêm răng sữa đầu tiên là vết trắng ở bề mặt men. Nếu không xử lý, sâu răng sẽ tiếp tục làm tổn thương lớp men, dần đến lớp ngà răng với tốc độ nhanh hơn và tiếp tục lan rộng.

 

Viêm tủy răng sữa là gì?

Chữa tủy răng sữa ở trẻ em như thế nào?

Hiện nay, có thể điều trị tủy răng ở trẻ em theo 2 cách phổ biến: Lấy tủy răng hoặc nhổ răng. Tùy mức độ viêm nhiễm, độ tuổi và tình trạng răng miệng của trẻ mà phù hợp với từng phương pháp:

Nhổ răng 

Nên chọn phương pháp nhổ răng cho trẻ trong hai trường hợp viêm tủy sau:

  • Răng bị vỡ lớn gây viêm nhiễm, có mủ và đã lan đến trong xương.
  • Kết quả chụp X-quang phát hiện răng vĩnh viễn sẽ mọc trong vòng 6 tháng tới.

Cần cân nhắc khi lựa chọn phương pháp này vì nhổ răng sớm sẽ tạo khoảng trống, xảy ra tình trạng di răng, thưa răng. Việc ăn uống có thể gặp trở ngại, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến việc mọc các răng vĩnh viễn sau này.

Lấy tủy răng

Đây là phương pháp chữa viêm tủy răng cho trẻ được lựa chọn nhiều nhất. Bởi tủy răng đóng vai trò không thể thiếu đó là dẫn truyền cảm giác và các chất dinh dưỡng nuôi răng. Một khi tủy răng đã tổn thương nghiêm trọng là không thể phục hồi lại được, bắt buộc phải lấy tủy. 

Quy trình lấy tủy răng sữa gồm 5 bước chuẩn y khoa:

  • Bước 1: Thăm khám tổng quát và chụp X - Quang 
  • Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê
  • Bước 3: Đặt đế cao su ngăn các hóa chất rơi vào đường tiêu hóa trong quá trình điều trị tủy răng sữa. 
  • Bước 4: Tiến hành mở buồng tủy và lấy sạch tủy chết ra ngoài. 
  • Bước 5: Trám bít và hàn kít ống tuỷ.

Chữa tủy răng sữa ở trẻ em như thế nào?

Lấy tủy răng sữa ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Răng là bộ phận nhạy cảm và đặc biệt trong tủy răng có các dây thần kinh và mạch máu nên cha mẹ không tránh khỏi lo sợ việc lấy tủy răng sữa sẽ ảnh hưởng cơ thể trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia đã khẳng định: chữa tuỷ răng sữa sẽ điều trị khỏi những tổn thương răng ở trẻ mà trẻ vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và ăn uống được như bình thường.

Ngoài ra, nha sĩ sẽ gây tê cục bộ tại vùng răng cần điều trị nên trẻ sẽ không cảm thấy đau trong quá trình lấy tủy. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể kê thêm thuốc chống ê buốt, thuốc giảm đau và chống viêm để trẻ trải qua thời gian sau khi lấy tủy nhẹ nhàng nhất.

 

Lấy tủy răng sữa ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

 

>> Xem thêm: Bảng giá dịch vụ tổng quát tại Nha khoa Champion

Cách chăm sóc răng sữa để tủy răng luôn chắc khỏe

Để việc chữa tủy răng sữa không phải diễn ra thì chăm sóc và bảo vệ răng là rất quan trọng. Bố mẹ nên giám sát và hướng dẫn con cái cách vệ sinh răng miệng mỗi ngày như:

  • Đánh răng cẩn thận hàng ngày bằng bàn chải lông mềm
  • Súc miệng sau mỗi bữa ăn
  • Không ăn vặt trước khi đi ngủ
  • Hạn chế đồ ăn ngọt và uống nước có gas

Đặc biệt, các bậc phụ huynh nên cho con đến các phòng khám nha khoa định kỳ để được kiểm tra kịp thời phát hiện nếu có vấn đề mà răng sữa của bé đang gặp phải. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời, tránh việc phải chữa tủy răng sữa.

Nha khoa Champion

  • Hotline: 02854112297
  • Địa chỉ: 172, Đường Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh
  • Email: championvn7@gmail.com
  • Fanpage: Champion Dental Clinic 牙科診所