Gắn mắc cài chỉnh nha đem lại lợi ích gì và có đau không?
 

Gắn mắc cài chỉnh nha đem lại lợi ích gì và có đau không?

Gắn mắc cài được biết là một trong những bước quan trọng khởi đầu cho quá trình niềng răng mắc cài. Việc gắn mắc cài mang lại nhiều lợi ích và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một hàm răng đều đặn, cân đối và một nụ cười hoàn hảo. 

Lợi ích của việc gắn mắc cài chỉnh nha

Gắn mắc cài là một phương pháp chuyên môn trong điều trị chỉnh nha, sử dụng các khí cụ được làm từ kim loại, sứ hoặc pha lê, được gắn cố định trên thân răng, ở phía trước hoặc phía sau (tùy thuộc vào phương pháp điều trị). Kỹ thuật này đảm bảo việc sắp xếp các mắc cài thành một hàng thẳng trên cung răng, giúp hỗ trợ dây cung trong suốt quá trình điều chỉnh, đồng thời tạo ra lực kéo nhằm đưa răng trở lại vị trí chính xác trên cung hàm.

 

Lợi ích của việc gắn mắc cài chỉnh nha

Vị trí gắn mắc cài niềng răng 

Theo tiêu chuẩn hiện nay trong điều trị chỉnh nha, vị trí gắn mắc cài không bắt buộc phải ở trung tâm của răng mà có thể được đặt cao hơn để giúp tạo ra được một cung tròn lý tưởng, giúp đem lại nụ cười tự nhiên hơn. Ngoài ra, việc xác định vị trí gắn mắc cài cụ thể cũng phụ thuộc vào tình trạng và kích thước của từng răng trong từng trường hợp. Bác sĩ nha khoa sẽ tham khảo sơ đồ vị trí gắn mắc cài kết hợp với việc sử dụng thước đo để đảm bảo vị trí gắn mắc cài đạt chuẩn nhất.

Quy trình thực hiện gắn mắc cài chỉnh nha

Trước khi thực hiện quá trình gắn mắc cài, bác sĩ cần tiến hành chuẩn bị sơ đồ và thông số phù hợp cho việc gắn mắc cài. Cụ thể, các thông số gắn mắc cài sẽ được đặt trong khoảng từ 2 đến 6mm so với đường viền nướu của răng. Đồng thời, việc xây dựng sơ đồ gắn mắc cài sẽ dựa trên tình trạng của răng và khớp cắn thực tế của từng khách hàng:

  • Trong trường hợp cần nhổ 4 răng lớn, vẫn có thể sử dụng sơ đồ gắn mắc cài biến thể nhưng cần đảm bảo sự cân đối giữa chiều dọc gờ bên của hai răng hàm lớn.
  • Trường hợp răng cửa bị xoay, bác sĩ sẽ gắn mắc cài với một độ xoay nhẹ để có thể kiểm soát lực xoay đối với răng một cách hiệu quả.
  • Trường hợp răng bị mẻ hoặc mòn, việc sử dụng thước hoặc sơ đồ thường sẽ  không đem lại hiệu quả vì thế mà các bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh vị trí gắn mắc cài một cách hợp lý.

Sau đó, các bác sĩ  sẽ tiến hành gắn mắc cài theo tiêu chuẩn với các bước sau:

  • Bước 1: Thực hiện đánh bóng nhẹ trên bề mặt răng để chuẩn bị cho quá trình gắn mắc cài.
  • Bước 2: Sử dụng chất keo nha khoa chuyên dụng, làm khô răng và bôi lên bề mặt răng để tạo độ bám cho mắc cài.
  • Bước 3: Đặt mắc cài lên răng vào vị trí chính xác và chờ đợi cho keo cứng lại, đảm bảo mắc cài được cố định vững chắc.
  • Bước 4: Đặt dây cung lên rãnh mắc cài và sử dụng thun chuyên dụng để cố định dây cung.

Quy trình thực hiện gắn mắc cài chỉnh nha

Gắn mắc cài niềng răng có đau không?

Trong suốt quá trình gắn khí cụ mắc cài, khách hàng thường không cảm thấy đau đớn, chỉ có cảm giác vướng víu và khó chịu do môi, má do bị đẩy ra ngoài nhiều hơn so với lúc bình thường. Tuy tình trạng này có thể tự giảm đi sau 3 - 5 ngày và không cần quá lo lắng. Trong trường hợp khách hàng gặp đau nhiều hơn thì nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn về các phương pháp giảm thiểu cảm giác khó chịu. Trong trường hợp này, có một số cách giúp giảm đau khi gắn mắc cài, bao gồm:

  • Sử dụng nước muối súc miệng để diệt khuẩn tại các vị trí có vết loét do tiếp xúc với mắc cài, đồng thời hỗ trợ quá trình lành vết thương nhanh chóng.
  • Chườm đá vào phần má tương ứng với vị trí gây đau nhằm làm dịu cơn đau và giảm sưng.
  • Bôi sáp nha khoa lên các phần góc cạnh của mắc cài để giảm tổn thương cho các mô trong miệng và tạo cảm giác thoải mái hơn.

>> Xem thêm: Quy trình dán răng sứ Veneer hoàn chỉnh tại Nha khoa Champion

Một số lưu ý sau khi gắn mắc cài mà bạn cần biết

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Việc chăm sóc răng miệng đúng cách không chỉ giúp quá trình điều chỉnh nha diễn ra thuận lợi và nhanh chóng mà còn đảm bảo sức khỏe răng miệng, phòng tránh các bệnh như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng, và nhiều nguy cơ khác. 

Chế độ ăn phù hợp

Trong tuần đầu tiên sau khi gắn mắc cài, khách hàng chỉnh nha nên tập trung ăn các món mềm, dễ nhai như cháo, súp, đồ luộc và tránh các món ăn cứng. Sau một tuần, để bảo vệ mắc cài, khách hàng cần hạn chế ăn thức ăn có độ cứng như kẹo cứng, sụn sườn. Khi ăn hoa quả, nên ép nước uống, cắt nhỏ hoặc làm sinh tố. Đồng thời, cần hạn chế ăn đồ ngọt có nhiều đường để tránh tình trạng sâu răng.

Hạn chế các thói quen xấu

Bên cạnh việc tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp, người niềng răng cần hạn chế những thói quen xấu như nhai đá, cắn môi, đẩy lưỡi và thở bằng miệng để tránh tình trạng bung mắc cài và không gây cản trở quá trình niềng răng. 

Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá không chỉ có hại cho sức khỏe tổng thể mà còn gây tổn hại cho răng miệng. Các thành phần trong thuốc lá có khả năng làm răng bị ố vàng, nhuộm màu nghiêm trọng và tăng nguy cơ viêm nha chu trong quá trình niềng răng. 

 

Một số lưu ý sau khi gắn mắc cài mà bạn cần biết

 

Hy vọng rằng thông tin trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về gắn mắc cài trong quá trình chỉnh nha. Mặc dù đó chỉ là một bước đơn giản, tuy nhiên, việc thực hiện bởi một bác sĩ thiếu chuyên môn và kỹ năng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến kết quả của quá trình niềng răng. Do đó mà việc tìm kiếm một địa chỉ nha khoa đáng tin cậy với đội ngũ bác sĩ niềng răng có kỹ năng chuyên môn cao là rất quan trọng để đảm bảo kết quả chỉnh nha tốt nhất cho bạn.

Hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Champion để được tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất.

Nha khoa Champion

Hotline: 02854112297

Địa chỉ: 172, Đường Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh

Email: championvn7@gmail.com

Fanpage: Champion Dental Clinic 牙科診所