Mất răng hàm: Nguyên nhân,và cách điều trị hiệu quả
 

Mất răng hàm: Nguyên nhân,và cách điều trị hiệu quả

Mất răng hàm là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Hậu quả khi mất răng hàm không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể và tâm lý của người bệnh. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Champion tìm hiểu về những hậu quả của mất răng hàm và những cách phòng tránh tình trạng này.

Vị trí của răng hàm

Đối với một người trưởng thành, răng hàm sẽ có tổng cộng 32 cái, trong đó bao gồm 16 răng hàm trên và 16 răng hàm dưới. Răng hàm sẽ được chia thành hai nhóm là răng hàm nhỏ và răng hàm lớn.

  • Răng hàm nhỏ: Bao gồm các răng ở vị trí số 4 và số 5, mỗi hàm sẽ gồm 4 cái và chức năng chính là nghiền và xé thức ăn. 
  • Răng hàm lớn: Bao gồm các răng ở vị trí số 6, 7 và 8, mỗi hàm sẽ gồm 6 răng có chức năng chính là nghiền và nhai thức ăn.

Vị trí của răng hàm

Nguyên nhân gây mất răng hàm thường gặp

Trường hợp bị mất 1, 2 răng hàm hoặc nhiều răng hàm có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Bệnh lý về răng miệng

Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm lợi, hay viêm chân răng không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến mất răng. Sâu răng có thể xâm nhập sâu vào nhân răng, gây tổn thương vùng xương và dây chằng răng, làm cho răng mất đi sự ổn định và dễ bị lỏng.

Do tuổi cao

Khi lão hoá, xương và dây chằng răng cũng chịu tác động của thời gian, dẫn đến suy giảm chất lượng và độ bền. Lão hóa răng làm cho răng trở nên yếu hơn nên không thể tránh khỏi tình trạng mất răng.

Thói quen xấu

Thói quen xấu như cắn móng tay, xé móng, nhai đồ ngọt, hay sử dụng răng để cắt các vật liệu cứng đều gây hại cho răng và dây chằng, dẫn đến mất răng không cần thiết.

Mắc một số bệnh lý

Các bệnh lý tổn thương, di truyền như bệnh lý cơ xương, loãng xương, hay tim mạch, tiểu đường, huyết áp,... cũng có thể gây ra mất răng do ảnh hưởng đến sự ổn định và độ bền của răng.

Chấn thương, tai nạn

Các tai nạn và chấn thương ngoài ý muốn có thể gây tổn hại trực tiếp đến răng và dây chằng, dẫn đến mất răng hoặc sự không ổn định của răng.

 

Nguyên nhân gây mất răng hàm thường gặp

Hậu quả nghiêm trọng của việc mất răng hàm

Nếu chủ quan và để tình trạng mất răng quá lâu thì có thể dẫn đến nhiều hậu quả rất nghiêm trọng.

Giảm chức năng ăn nhai

Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai thức ăn. Khi mất răng, chức năng ăn nhai bị giảm, làm cho việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn. Điều này dẫn đến suy giảm chất lượng dinh dưỡng và tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến tiêu hóa.

Bệnh lý về răng miệng

Mất răng hàm có thể là kết quả của các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay viêm lợi không được điều trị kịp thời và đúng cách. Những bệnh lý này gây tổn thương vùng xương và dây chằng răng, làm cho răng mất đi sự ổn định và dễ bị lỏng.

Xô lệch một số răng còn lại

Khi mất răng, răng lân cận có thể dễ dàng di chuyển vào khoảng trống, gây ra sự không cân đối và làm xô lệch các răng còn lại. Điều này không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt và chức năng ăn nhai.

Hóp má và lão hóa sớm

Mất răng hàm làm giảm chiều cao của hàm, dẫn đến hóp má và lão hóa sớm của khuôn mặt. Khi khuôn mặt không còn đủ hỗ trợ, các cơ mặt sẽ bị sụt giảm, làm cho khuôn mặt trở nên xệ, già hơn.

Khả năng phát âm

Mất răng hàm có thể làm giảm khả năng phát âm của người bệnh, đặc biệt là những âm tiếng liên quan đến răng hàm. Điều này ảnh hưởng đến giao tiếp và tự tin trong giao tiếp của người bệnh.

Đau đầu và khớp thái dương

Nếu gặp phải tình trạng mất răng, cấu trúc của hàm răng sẽ bị thay đổi, gây ra căng thẳng và đau đớn trong khớp thái dương hàm, gây ra hiện tượng đau đầu và đau mỏi vùng cổ và vai.

 

Hậu quả nghiêm trọng của việc mất răng hàm

Một số giải pháp tối ưu khắc phục tình trạng mất răng hàm

Ngày nay, người bệnh không cần phải quá lo lắng khi đã có rất nhiều giải pháp hiện đại và tiên tiến để khắc phục tình trạng mất răng.

Hàm tháo lắp

Hàm giả tháo lắp là giải pháp khắc phục mất răng bằng cách đặt răng giả lên một khung hàm răng và gắn chặt vào xương hàm hoặc dưới nướu. Răng giả có thể được tháo ra để làm sạch và dễ dàng bảo trì. Hàm giả tháo lắp là một giải pháp kinh tế để khắc phục mất răng mà không cần thực hiện phẫu thuật lớn. Đồng thời, răng giả tháo lắp có thể được dễ dàng tháo ra và thay thế khi cần thiết.

Cầu răng sứ

Phương pháp cầu răng sứ sẽ khắc phục mất răng bằng cách đặt răng giả vào khoảng trống giữa các răng lân cận. Cầu răng sứ được làm từ vật liệu sứ chất lượng cao, được đặt lên những răng lân cận để tạo thành một cầu giả răng hoàn chỉnh. Cầu răng sứ có tính thẩm mỹ cao, có màu sắc và hình dáng tương tự như răng thật, giúp tái tạo nụ cười tự nhiên. Tuy nhiên, cầu răng sứ có tuổi thọ hạn chế và có thể cần thay thế sau một thời gian sử dụng.

Trồng răng Implant

Trồng răng Implant là một trong những giải pháp phục hình răng hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay. Quy trình này thực hiện bằng cách gắn trụ Titanium vào xương hàm để thay thế chỗ răng bị mất. Trụ Implant sẽ bám chắc vào phần xương hàm và tạo nên một chân răng vững chắc, hạn chế tối đa tình trạng tiêu xương. 

 

>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách xử lý khi bị chảy máu chân răng

Điều trị mất răng hàm hiệu quả tại Nha khoa Champion

Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao trong cấy ghép Implant, Nha khoa Champion đã thực hiện thành công hàng ngàn ca mất răng, khôi phục nụ cười và đem lại sự tự tin cho khách hàng. 

Đặc biệt, quy trình trồng Implant tại Nha khoa Champion chuẩn quốc tế. Các trụ Implant được nhập khẩu chính hãng và đảm bảo đem đến chất lượng, an toàn và hiệu quả nhất trong suốt quá trình trồng răng. 

Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến tình trạng mất răng hàm. Trong trường hợp răng hàm bị mất, bạn có thể đến cơ sở Nha khoa Champion để được điều trị kịp thời, ngăn chặn các biến chứng xấu về sau.

Nha khoa Champion

Hotline: 02854112297

Địa chỉ: 172, Đường Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh

Email: championvn7@gmail.com

Fanpage: Champion Dental Clinic 牙科診所