Răng hàm bị lung lay có nguy hiểm không? Có nên nhổ không?
 

Răng hàm bị lung lay có nguy hiểm không? Có nên nhổ không?

Răng hàm là những chiếc răng đóng vai trò quan trọng trong quá trình nghiền nát thức ăn, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng một cách tối ưu. Khi răng hàm bắt đầu lung lay, không chỉ tạo ra sự không thoải mái mà còn có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bài viết dưới đây là những thông tin chi tiết về tình trạng răng hàm lung lay và các phương án điều trị phù hợp.

Nguyên nhân phổ biến khiến răng hàm bị lung lay

Dưới đây là những nguyên nhân khiến răng hàm lung lay và đau nhức phổ biến nhất mà bạn có thể gặp:

Va đập mạnh

Răng hàm đau nhức có thể bắt nguồn từ lực tác động mạnh từ bên ngoài, như cắn vật quá cứng, bị va đập trong các tình huống tai nạn.

Viêm nha chu

Viêm nha chu là một tác nhân phổ biến khiến răng hàm lung lay. Nướu bị kéo ra khỏi răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể làm mất mô liên kết và xương xung quanh răng, dẫn đến tình trạng răng lung lay và đau nhức.

Sâu răng

Sâu răng xâm nhập vào tủy xương, gây viêm nhiễm và áp xe chân răng, làm răng hàm đau nhức. Tình trạng sâu răng ở người trưởng thành có thể làm tổn thương tủy xương và mô xung quanh, tạo điều kiện cho sự lung lay của răng.

Thói quen nghiến răng

Hành vi nghiến răng thường xuyên làm tổn thương thân răng và men răng, tạo áp lực lên răng, khiến răng bị lung lay. 

Tiêu xương răng

Tiêu xương răng làm giảm chiều cao và độ rộng của xương hàm, tạo áp lực lên răng và khiến chúng lung lay. Nướu sẽ tụt thấp và tách khỏi chân răng, tạo điều kiện cho tình trạng răng hàm lung lay và đau nhức.

 

Nguyên nhân phổ biến khiến răng hàm bị lung lay

Phải làm thế nào khi răng hàm bị lung lay?

Cách xử trí tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và nguyên nhân gây ra lung lay. Dưới đây là những lựa chọn điều trị phổ biến mà bác sĩ có thể đề xuất:

Trường hợp do tác động ngoại lực

Nếu răng vẫn khỏe mạnh và không có bệnh lý nha khoa, bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ chuyên dụng để nẹp cố định răng lung lay vào xương ổ răng. Quá trình này giúp răng ổn định và trở lại trạng thái ban đầu mà không cần phải nhổ bỏ răng.

Trường hợp răng hàm bị lung lay do viêm nha chu

Bác sĩ sẽ cạo vôi răng để làm sạch, loại bỏ cao răng và vi khuẩn. Đồng thời, bác sĩ xử lý làm nhẵn bề mặt chân răng để nướu được gắn lại với răng. Trong trường hợp mắc bệnh nướu răng, phẫu thuật loại bỏ mô nướu viêm nhiễm và phần xương hư hại có thể được thực hiện, mà không cần nhổ răng.

Trường hợp tiêu hoặc thoái hóa xương

Đối với trường hợp này, các bác sĩ có thể sử dụng các mảnh xương từ vùng khác trên cơ thể hoặc vật liệu ghép xương đặc biệt để sửa lại phần xương bị bệnh. Đây là lựa chọn điều trị bảo tồn, không yêu cầu nhổ bỏ răng.

Trường hợp nghiến răng nhiều

Trường hợp bệnh nhân có răng hàm bị lung lay do nghiến răng, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại khớp cắn bằng cách loại bỏ một ít men răng, giảm áp lực lên răng và định hình lại bề mặt cắn của răng. Quá trình này giúp răng phục hồi về trạng thái bình thường mà không cần phải nhổ bỏ.

Trong xử lý răng hàm lung lay, ưu tiên chủ yếu là bảo tồn sức khỏe răng. Quyết định nhổ răng chỉ được thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ đáng tin cậy, đặc biệt trong những trường hợp lung lay nặng, sâu, có nhiễm trùng, không thể khắc phục được bằng cách bảo tồn khác.

 

Phải làm thế nào khi răng hàm bị lung lay?

 

>> Xem thêm: Kỹ thuật bọc răng sứ không mài là gì? Giá bao nhiêu?

Hướng dẫn phòng ngừa tình trạng răng hàm bị lung lay

Để tránh nguy cơ này và giữ cho răng hàm khỏe mạnh, mọi người nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Súc miệng bằng nước muối để giúp làm sạch và kháng khuẩn hàng ngày. Đồng thời, đánh răng đúng cách, nhẹ nhàng, ít nhất là 2 lần mỗi ngày.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa bám vào chân răng, kết hợp với việc sử dụng nước súc miệng để duy trì sự tươi mới cho hơi thở.
  • Có chế độ ăn uống giàu canxi và vitamin C để hỗ trợ răng luôn khỏe mạnh.
  • Hạn chế hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn để bảo vệ sức khỏe răng miệng, cũng như đảm bảo sức khỏe toàn cơ thể.
  • Kiểm tra răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng một lần để có thể kịp thời phát hiện các vấn đề về răng. Đồng thời kết hợp lấy cao răng định kỳ và điều trị sớm để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm của các bệnh lý liên quan đến răng miệng.

Hướng dẫn phòng ngừa tình trạng răng hàm bị lung lay

Tình trạng răng hàm bị lung lay đau nhức không phải là tình trạng hiếm gặp. Khi phát hiện tình trạng này, việc điều trị sớm và đúng cách là quan trọng. Do đó mà bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được chẩn đoán chính xác và tư vấn điều trị từ bác sĩ sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ và giảm bớt phiền toái do tình trạng răng hàm lung lay.  

Nha khoa Champion

Hotline: 02854112297

Địa chỉ: 172, Đường Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh

Email: championvn7@gmail.com

Fanpage: Champion Dental Clinic 牙科診所