Tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng trẻ em
 

Tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng trẻ em

Sức khỏe răng miệng có ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe toàn thân của trẻ. Răng miệng khỏe mạnh giúp trẻ ăn và nói tốt hơn. Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp bảo vệ răng miệng cho trẻ khi còn nhỏ và tạo thói quen cho trẻ khi trưởng thành. Thói quen răng miệng xấu sẽ dẫn đến các bệnh răng miệng, nhiễm khuẩn và các vấn đề khac về răng.

Để giúp trẻ vui vẻ và chủ động trong việc vệ sinh răng miệng, ba mẹ có thể dùng các mẹo sau:

1. Để trẻ tự lựa chọn kem đánh răng. Để trẻ có thể lựa chọn màu sắc và mùi vị của loại kem đánh răng mà bé thích. Tương tự cho việc lựa chọn bàn chải đánh răng.

2. Đọc sách hoặc mở video cho bé xem cách chăm sóc răng miệng đúng cách và tầm quan trọng của nó. 

3. Đảm bảo trẻ đánh răng đúng 2 phút mỗi lần bằng đồng hồ bấm giờ hoặc 01 bài hát mà bé yêu thích.

4. Khuyến khích trẻ khi trẻ làm tốt việc chăm sóc răng miệng bằng những món mà bé yêu thích (không phải đồ ăn hoặc bánh kẹo) chẳng hạn như táo hoặc bông hoa, ngôi sao.

5. Hãy lên kế hoạch đi chơi hoặc các hoạt động thú vị mà trẻ thích sau mỗi lần đi gặp nha sĩ.

 


Các cách chăm sóc răng miệng cho trẻ:

Công dụng của flourua

Flourua đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe răng miệng của trẻ em. Florua có tác dụng giảm sâu răng ở răng sữa và răng vĩnh viễn. Nó cũng có tác dụng làm cứng men răng. Hầu hết florua có trong nước uống của trẻ. Nếu nguồn nước bạn đang sử dụng không chứa florua, trẻ cần được bổ sung florua qua đường uống. Kiểm tra sức khỏe răng miệng của trẻ thường xuyên để nhận được sự tư vấn từ nha sĩ nếu trẻ cần được bổ sung florua. 

Khi trẻ đến gặp nha sĩ, trẻ có thể được bôi florua hoặc làm sạch răng, hoặc cả 2. Quá nhiều florua cũng có thể tạo nên mảng bám hoặc gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe răng miệng của trẻ. Do đó, hãy để bác sĩ nha khoa kiểm tra và hỗ trợ cho trẻ nếu trẻ cần bôi florua hoặc không. 

Đừng để trẻ nuốt kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chứa florua. Luôn làm theo hướng dẫn của chuyên gia về việc bổ sung florua cho trẻ. 

Đánh răng và dùng chỉ nha khoa

Thói quen chăm sóm răng miệng nên được hình thành khi trẻ còn nhỏ. Bắt đầu sử dụng bàn chải mềm dành cho trẻ em khi trẻ từ 1-2 tuổi. Nên đánh răng cho trẻ với nước sạch ít nhất 02 lần mỗi ngày. Bạn cũng có thể dùng một chấm nhỏ kem đánh răng không chứa florua. Loại kem đánh răng này an toàn cho trẻ khi nuốt phải. Nên nhớ chỉ sử dụng một lượng nhỏ. Dạy trẻ cách làm cho kem đánh răng len vào mọi ngóc ngách trong miệng như răng, nướu và lưỡi. Hãy nhờ bác sĩ hướng dẫn bạn cách chải răng đúng cách cho trẻ. 

Bạn cần giúp bé đánh răng đến khi bé được 7 hoặc 8 tuổi. Đến độ tuổi này, bé có thể dùng bàn chải lớn hơn. Bạn có thể thay bàn chải cho trẻ mỗi 1 đến 2 tháng hoặc khi lông bàn chải bị mòn. Bé phải đánh răng ít nhất 02 phút mỗi lần. Dùng chỉ nha khoa cũng là một phần quan trọng trong việc chăm sóc răng miệng mỗi ngày của trẻ. Dạy con bạn cách dùng chỉ nha khoa ít nhất 01 lần mỗi ngày. Bạn nên mua cho trẻ loại chỉ nha khoa có tay cầm để giúp trẻ dễ sử dụng hơn.

Bạn cũng nên dạy trẻ cách vệ sinh lưỡi. Việc này sẽ giúp giảm lượng vi khuẩn trong miệng. 

Dạy cho trẻ tầm quan trọng của việc đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi ăn uống (trừ việc uống nước lọc).

 

Hướng dẫn nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ

 

Sâu răng

Sâu răng là những lỗ hình thành trên răng. Sâu răng xảy ra khi vi khuẩn (vi trùng) xuất hiện trong miệng. Đường trong thức ăn và nước uống biến đổi thành a xít làm bào mòn men răng. Sâu răng thường gặp ở trẻ em hơn do khó vệ sinh hơn. Do đó mỗi thành viên trong gia đình cần chú ý tới việc vệ sinh răng miệng của trẻ hơn. Người bị sâu răng có thể lây lan vi khuẩn sâu răng cho thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Con của bạn có nguy cơ bị sâu răng nếu xuất hiện những dấu hiệu sau:

1. Xuất hiện đốm trắng hoặc nâu trên răng của trẻ. 

2. Đang điều trị răng miệng liên tục.

3. Không kiểm tra răng  miệng với nha sĩ thường xuyên. 

4. Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân. 

Ăn kiêng

Trẻ ăn nhiều thức ăn hoặc nước uống có đường cũng có nguy cơ sâu răng cao. Cần tập thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ. Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đường. Hạn chế nước trái cây, nước ngọt và soda. Hạn chế đồ ăn nhẹ, đồ ngọt và snacks giữa các bữa chính. Nếu trẻ ăn thực phẩm có đường, nhắc trẻ đánh răng sau khi ăn. 

Nhai kẹo cao su an toàn cho các trẻ lớn hơn. Chúng có thể có các lợi ích sau:

1. Tăng độ khỏe của xương hàm. 

2. Tăng lượng nước bọt.

3. Làm sạch các mảnh vụn của thức ăn. 

4. Cân bằng a xít gây sâu răng. 

Tuy nhiên, kẹo cao su chứa đường có thể gây sâu răng. Hạn chế nhai kẹo cao su có đường hoặc chỉ cho trẻ nhai kẹo cao su không đường. 

Giữ an toàn cho miệng

An toàn là một phần quan trọng khác của vệ sinh răng miệng. Nếu trẻ chơi thể thao, trẻ nên đeo dụng cụ bảo vệ miệng. Đó là lại máng mềm bằng nhựa bảo vệ răng hoặc đôi khi dùng bảo vệ môi. Chúng giúp bảo vệ răng khỏi tổn thương. Trao đổi với bác sĩ nha khoa nếu bé của bạn cần một máng bảo vệ cá nhân phù hợp với kích cỡ hàm của bé. 

Quá trình thay răng 

Thông thường, trẻ sẽ mọc răng sữa từ 4 đến 7 tháng tuổi. Những chiếc răng đầu tiên mọc thường sẽ là 02 răng cửa hàm dưới. Hầu hết trẻ có 20 răng sữa khi trẻ 03 tuổi. 

Trẻ sẽ bắt đầu quá trình thay răng trong khoảng 06 đến 12 tuổi. Suốt giai đoạn này, răng của trẻ sẽ bao gồm các răng sữa rụng đi và răng vĩnh viễn mọc lên. Trong khoảng thời gian này, bác sĩ nha khoa có thể chẩn đoán được các vấn đề răng miệng sớm mà trẻ đang gặp phải. Một vài trẻ sẽ cần được điều trị chỉnh nha, chẳng hạn như đeo mắc cài. Một hàm răng vĩnh viễn đầy đủ thường có 32 chiếc răng. Số lượng răng này bao gồm răng khôn, hầu hết mọi người không mọc răng khôn cho đến sau tuổi vị thành niên hoặc trước tuổi trưởng thành. 

 

Khi nào trẻ cần đến nha khoa để nhổ răng sữa

 

>> Xem thêm: Nên chữa tủy răng sữa cho trẻ em như thế nào?

 

Những điều cần lưu ý

Trẻ nhỏ thường mút ngón tay cái, ngón tay hoặc núm vú giả. Hầu hết trẻ sẽ bỏ thói quen này khi lên 4. Nếu thói quen này kéo dài hơn sẽ ảnh hưởng đến răng. Cần tư vấn của nha sĩ nếu trẻ vãn duy trì những thói quen này sau 04 tuổi. Các bác sĩ nha khoa sẽ thấy được các vấn đề mà con bạn đang gặp phải. Nhìn chung, không cần quá lo lắng khi trẻ vẫn giữ thói quen này đến khi 06 tuổi. 

Khi nào cần đến gặp nha sĩ

Học viện nha khoa nhi Hoa Kỳ khuyên răng trẻ nên đến gặp nha sĩ khi được khoảng 1 tuổi. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm những vấn đề răng miệng của trẻ nếu có. Nha sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ từ khi còn nhỏ.

Khám răng từ nhỏ cũng sẽ giúp con bạn thoái mái hơn khi gặp nha sĩ sau này. Nó cũng hình thành thói quen khám răng đình kì cho trẻ. Kể cả người trường thành cũng cần phái khám răng định kỳ 02 lần mỗi năm. 

Cần gặp nha sĩ ngay nếu:

1. Con của bạn bị đau răng có hiện tượng nhiễm trùng răng miệng. 

2. Con bạn bị rụng răng vĩnh viễn. Nếu tìm lại được chiếc răng đó, hãy bảo quản trong sữa và mang đến cho nha sĩ, các bác sĩ có thể sẽ gắn lại được chúng. 

Những câu hỏi có thể hỏi bác sĩ nha khoa của bạn:

1. Con tôi có cần bổ dung florua không?

2. Loại bàn chải đánh răng nào tốt nhất cho trẻ?

3. Con tôi có thể sử dụng nước súc miệng không?

4. Con tôi có nguy cơ bị sâu răng không?

5. Bao lâu thì trẻ nên gặp nha sĩ một lần?

6. Chụp x quang răng có an toàn cho trẻ không?

7. Trẻ nhai kẹo cao su có tốt không?

Champion Dental Clinic 

Vietnamese & English: (028) 5411-2295 

中文: (028) 5411-2297 

172 Nguyen Luong Bang, Tan Phu Ward, District 7, Ho Chi Minh City.

Fanpage: Champion Dental Clinic 牙科診所

Zalo: Champion Dental Clinic

Youtube: Champion Dental Clinic 牙科診所