Tụt lợi khi niềng răng có nguy hiểm không? Khắc phục như thế nào?
 

Tụt lợi khi niềng răng có nguy hiểm không? Khắc phục như thế nào?

Niềng răng là một phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả để cải thiện vị trí của răng và hàm, mang lại một nụ cười đều đặn và hài hòa. Tuy nhiên, gần đây có rất nhiều thắc mắc từ khách hàng về việc bị tụt lợi sau quá trình niềng răng. Trong bài viết này, Nha Khoa Champion sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và cung cấp các giải pháp khắc phục kịp thời để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn.

Dấu hiệu nhận biết tụt lợi

Tụt lợi hay còn được gọi là tụt nướu, là một tình trạng mà nướu răng bị co rút và tiêu đi, làm cho chân răng trở nên nổi lên và tiếp tục lộ ra nhiều hơn. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Một trong những dấu hiệu đặc trưng của tụt lợi là hơi thở có mùi khi vừa ngủ dậy. Bên cạnh đó, nướu răng sẽ bị sưng lên, có màu sậm và có thể gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu.

Khi bạn đánh răng hoặc làm vệ sinh bằng chỉ nha khoa, nướu răng dễ chảy máu. Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm nhận sự nhạy cảm nhẹ hoặc ê buốt khi ăn những thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng.

 

Dấu hiệu nhận biết tụt lợi

Niềng răng bị tụt lợi có nguy hiểm không?

Tụt lợi khi niềng răng có thể gây nhiều khó chịu và phiền toái cho người bệnh. Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:

  • Răng ê buốt khi ăn: Tụt lợi làm cho phần chân răng bị lộ ra nhiều hơn, khiến cho ngà răng không được bảo vệ đầy đủ. Vì thế mà có thể gây ra cảm giác ê buốt cho người bệnh, đặc biệt là khi ăn những thực phẩm chua, lạnh hoặc nóng.
  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Tụt lợi khiến cho răng trở nên dài hơn và to hơn so với trước. Do đó mà gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nụ cười, làm mất đi sự cân đối và đẹp tự nhiên. 
  • Tăng nguy cơ mắc viêm nha chu: Khi nướu răng bị tụt lợi, kẽ chân răng trở nên thưa hơn và dễ bị mảnh vụn thức ăn bám vào. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra viêm nướu và viêm nha chu.
  • Nguy cơ mất răng vĩnh viễn cũng : Khi mô mềm xung quanh chân răng bị suy yếu do tụt lợi, răng trở nên lung lay và không còn được giữ chắc chắn. Theo thời gian, nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, răng có thể bị mất vĩnh viễn.

Nguyên nhân gây ra tình trạng tụt lợi khi niềng răng?

Tình trạng bị tụt lợi sau khi niềng răng có thể xảy ra do những nguyên nhân phổ biến sau:

Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Trong quá trình chỉnh nha, hệ thống khí cụ trên răng có thể làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Nếu không vệ sinh kỹ lưỡng, mảng bám thức ăn có thể dính vào kẽ răng và các mắc cài, dần dần tạo thành cao răng. Môi trường này là lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn, gây ra hiện tượng tụt lợi và các vấn đề khác trong lâu dài.

Thói quen đánh răng quá mạnh

Nhiều người có thói quen đánh răng với áp lực lớn hoặc sử dụng bàn chải có độ cứng cao. Tuy nhiên, hành động này không chỉ gây tổn thương cho nướu, làm cho nướu chảy máu và bị viêm nhiễm, mà còn dẫn đến tình trạng tụt nướu.

Không điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng trước chỉnh nha

Nếu người bệnh không chữa trị triệt để các vấn đề như viêm chân răng, viêm nha chu trước khi niềng răng, điều này có thể dẫn đến tụt lợi.

Thói quen xấu

Nghiến răng, cậy lợi, đẩy lưỡi vào lợi là những thói quen không tốt cho sức khỏe răng miệng. Những hành động này không chỉ gây ra tụt lợi mà còn ảnh hưởng đến kết quả niềng răng sau này.

 

Niềng răng bị tụt lợi có nguy hiểm không?

Khắc phục tình trạng tụt lợi khi niềng răng như thế nào?

Nếu phát hiện thấy tình trạng răng bị tụt lợi, bạn nên đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám và xử lý kịp thời. Tuyệt đối không được chủ quan vì nếu càng kéo dài thì tình trạng tụt lợi càng trở nên nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, tùy vào từng cấp độ tụt lợi mà các bác sĩ sẽ đưa ra những cách điều trị phù hợp. 

Trường hợp tụt lợi nhẹ

Để kiểm soát tình trạng tụt lợi, bạn nên sử dụng các loại bàn chải có lông mềm, kết hợp với việc thay đổi phương pháp vệ sinh răng miệng. Nếu bạn thấy có nhiều vôi bám vào chân răng thì nên cạo vôi răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Đồng thời, nếu bạn thường xuyên gặp hiện tượng ê buốt răng và cảm thấy khó chịu, có thể sử dụng kem đánh răng chứa thành phần giảm ê buốt hoặc ngậm gel fluor theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.

Trường hợp tụt lợi nghiêm trọng

Để khắc phục tình trạng này, phẫu thuật ghép mô nướu có thể được thực hiện. Phẫu thuật này nhằm tái tạo lại phần nướu che phủ chân răng. Thông thường, sau phẫu thuật, cần mất khoảng 6 tuần để vết thương lành lại và cần thời gian từ 3 đến 6 tháng để mô nướu được tái cấu trúc trở lại như ban đầu.

 

Khắc phục tình trạng tụt lợi khi niềng răng như thế nào?

 

>> Xem thêm: Niềng răng có giảm cân không? Khắc phục như thế nào

Các phương pháp giúp hạn chế tụt lợi khi niềng răng

Dưới đây là những lưu ý trong quá trình niềng răng để hạn chế tình trạng tụt lợi:

Duy trì vệ sinh răng miệng

Trong quá trình chỉnh nha, việc chăm sóc răng miệng cẩn thận là rất quan trọng. Bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm, đặc biệt được thiết kế cho người niềng răng và kết hợp với việc sử dụng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch toàn bộ mảng thức ăn. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng tụt lợi bằng cách loại bỏ mảng bám và duy trì vệ sinh răng miệng tốt.

Đánh răng đúng cách

Hãy chú trọng đến cách đánh răng đúng và nhẹ nhàng. Tránh đánh răng quá mạnh, vì điều này có thể gây tổn thương cho nướu. Thay vào đó, hãy thực hiện các động tác nhẹ nhàng theo hướng thẳng đứng, bảo vệ nướu răng một cách tốt nhất mà không gây lung lay mắc cài.

Lựa chọn nha khoa uy tín

Một yếu tố quan trọng để tránh tình trạng tụt nướu khi niềng răng là lựa chọn một địa chỉ chỉnh nha uy tín. Bạn nên tìm đến một nha khoa có uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và thành công trong việc điều trị hàng ngàn trường hợp chỉnh nha khác nhau. Điều này giúp bạn yên tâm hơn trong quá trình điều trị, với sự chăm sóc và kỹ thuật chuyên nghiệp từ các chuyên gia trong lĩnh vực nha khoa.

Nha khoa Champion là một trung tâm chỉnh nha chuyên sâu và đã nhận được sự ưa chuộng từ nhiều khách hàng. Đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa Champion đều tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng, có kiến thức chuyên môn vững vàng và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực. 

Khi đến với Nha khoa Champion, khách hàng sẽ được tiếp tục bởi bác sĩ chuyên khoa để tiến hành khám tổng quát và chụp X-quang nhằm đánh giá tình trạng răng miệng hiện tại. Dựa trên kết quả đó, bác sĩ sẽ lên kế hoạch chỉnh nha tối ưu và phù hợp với từng khách hàng.

Trong suốt quá trình điều trị, Nha khoa Champion cam kết theo dõi và quan sát sát sao biểu hiện của người bệnh. Sự tận tâm, nhiệt tình và đồng cảm của đội ngũ tại Nha khoa Champion sẽ giúp khách hàng có niềm tin khi bắt đầu hành trình niềng răng tại đây.

Bài viết trên đây là một số thông tin liên quan đến tình trạng tụt lợi khi niềng răng. Khi phát hiện dấu hiệu tụt lợi trong quá trình chỉnh nha, việc gặp ngay bác sĩ nha khoa là rất quan trọng để được đánh giá tình trạng và nhận giải pháp khắc phục kịp thời. 

Nha khoa Champion

Hotline: 02854112297

Địa chỉ: 172, Đường Nguyễn Lương Bằng, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh

Email: championvn7@gmail.com

Fanpage: Champion Dental Clinic 牙科診所